Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Phần mềm dịch thuật và những điều bạn chưa biết


Dịch thuật là một công việc khó mà dễ, trong thực tế dịch thuật đã thu được khá nhiều bạn trẻ theo nghề. Ngày nay việc áp dụng các công nghệ dịch thuật vào trong các bản dịch là điều không thể tránh khỏi, vậy chất lượng của một bản dịch có thay đổi nhiều khi các dịch giả sử dụng những phần mềm dịch thuật?
Các phần mềm dịch thuật đáng quan tâm
Sống với nghề dịch thuậtlà phải biết đến các phần mềm dịch thuật, đây dường như là công cụ hỗ trợ tối đa cho các dịch giả. Hiện nay có các phần mềm dịch thuật như Trados, Google Translate, Wordfast, Babylon, Easy Translator, SDL Trados Studio, QTranslate, LinLocalize... Trong số các phần mềm dịch thuật thì người ta hay sử dụng hai phần mềm dịch thuật sau đây:

1.Trados

Trados là phần mềm hỗ trợ dịch thuật uy tín và chất lượng mà hầu như công ty dịch thuật nào cũng sử dụng. Người ta khuyến khích bạn dùng phần mềm này là bởi vì Trados có thể thống nhất trong việc lựa chọn ngôn ngữ chính xác, đặc biệt chúng có thể sắp xếp hệ thống từ vựng theo chuyên ngành điều này giúp cho các dịch giả tiết kiệm được rất nhiều thời gian và gửi lại bản dịch cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

2.Wordfast

Wordfast là phần mềm dịch thuật có nhiều ứng dụng, được nhiều người sử dụng cho công việc dịch thuật. Nói đến ưu điểm của Wordfast có thể kể ra như: Giao diện có thể tự chỉnh theo nhu cầu của cá nhân, có tốc độ xử lý hàng loạt từ, có thể hỗ trợ dịch định dạng chi tiết, có khả năng tích hợp với máy dịch và liên kết bộ nhớ, đồng thời có thể kiểm soát được chất lượng của bản dịch.

 

Đây là hai phần mềm mà hầu như bạn dịch giả nào làm trong ngành dịch thuật cũng biết và điều sử dụng đến.

Dịch bằng phần mềm hỗ trợ có chính xác không?

Hiện nay ngành dịch thuật bên cạnh tạo ra những bản dịch chất lượng và mang lại lợi ích lớn cho khách hàng thì cũng tạo ra những “thảm họa dịch thuật” đáng buồn điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân và doanh nghiệp.

Trong nhiều phần mềm dịch thuật, thì Google Translate là phần mềm dịch thuật mà ai cũng biết dù không làm trong nghề dịch thuật. Sở dĩ người ta hay sử dụng phần mềm này là vì con của google, dịch nhanh chóng, bạn chỉ cần sao chép và dán đoạn văn bản mà bạn muốn vào trong ô Google Translate là nó sẽ tự động dịch ra thứ ngôn ngữ mà bạn muốn. Thế nhưng Google Translate cũng đã tạo ra những thảm họa dịch thuật vô cùng đau đớn và gây ra những cái nhìn thiếu thiện cảm đối với người đọc.

 

Có nhiều tác phẩm phụ thuộc quá nhiều vào phần mềm dịch thuật đã tạo ra những “thảm họa dịch thuật” như các tác phẩm Mật mã Da Vinci hay tác phẩm bản đồ và vùng đất đã được xuất bản sau đó bị thu hồi bởi công ty Nhã Nam. Qủa sống với nghề dịch thuật không hề đơn giản!
Tuy nhiên, bên cạnh những cái nhức nhối vẫn thường xuyên diễn ra trong nghề dịch thuật thì phần mềm dịch thuật cũng đã là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những người làm công tác dịch thuật. Ngoài sắp xếp phần dịch theo chuyên ngành hay dịch đúng nghĩa, sát nghĩa, phần mềm dịch thuật cũng là nơi có thể kiểm soát được chất lượng của bản dịch tốt nhất.
Phần mềm dịch thuật là công cụ hỗ trợ tối ưu cho người làm công tác dịch thuật, để áp dụng tốt phần mềm dịch thuật vào trong công việc những người làm công tác dịch thuật phải thực sự cẩn trọng và làm việc hết mình vì một bản dịch tốt. Sống với nghề dịchthuật ngoài biết phần mềm dịch thuật thì bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức cần có của một người làm công tác dich thuật như tỷ mỷ, cần mẫn, cẩn trọng, nhanh nhẹn, nhạy bén, chuyên tâm với nghề.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét